Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

Tình hình trồng Dừa Sáp ở một số nước trên Thế giới và Việt Nam

Tình hình trồng dừa Sáp ở một số nước trên thế giới và Việt Nam
Dừa Sáp

Dừa là một trong các loại cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới phân bố rộng rãi từ vĩ độ 20 Bắc xuống tận vĩ độ 20 Nam của đường xích đạo với tổng diện tích 12,06 triệu ha được trồng tại 93 quốc gia, trong đó các quốc gia thuộc Hiệp hội dừa Châu Á - Thái Bình Dương (APCC) chiếm tới 10,62 triệu ha (Nguyễn Thị Bích Hồng, 2010). Trong các nước Châu Á, Thái Bình Dương, Indonesia là nước có diện tích dừa 3,799 triệu ha và sản lượng dừa 3,247 triệu tấn lớn nhất, kế đến là Philippines diện tích 3,56 triệu ha, sản lượng 3,03 triệu tấn. Việt Nam đứng hang thứ 6 với diện tích khoảng 155.000 ha (Romulo N. Arancon, 2013).
Trong 93 nước trồng dừa trên thế giới thì dừa Sáp được trồng ở 9 nước. Ở mỗi nước dừa Sáp có tên gọi khác nhau: Campuchia gọi là Dong Kathi; Ấn Độ gọi là Thairu Thengai; Indonesia gọi là Kelapa Kopyor; Malaysia gọi là Kelapa Kopyor; Papua New Guinea gọi là Moon Makan; Philippines gọi là Makapuno; Sri LanKa gọi là Dikiri Pol; Thái Lan gọi là Maphao Kathi và Việt Nam gọi là dừa Sáp. Trong các nước trên thì Philippines là nước đi đầu trong việc nghiên cứu, phát triển giống và chế biến các sản phẩm từ cơm dừa Sáp (Hengky Novarianto, 2013).
Theo thống kê của Ủy ban dừa Philippines (PCA), năm 2009 diện tích dừa Sáp 577 ha, và hiện nay diện tích này tăng lên rất cao, trong đó phần lớn là giống dừa Sáp cao nuôi cấy phôi (Dolores et al, 1998).
Indonesia có diện tích dừa Sáp là 711,74ha, sản lượng quả dừa Sáp khoảng 1.000 – 1.500 trái/tháng, với giá bán trung bình là 15.000 – 40.000 Rp/quả cao gấp 10 lần so với quả dừa thường. Do vậy, mà thị trường về cây giống và sản phẩm quả vẫn còn tiềm năng phát triển tại Indonesia (Ismail et al, 2013).
Dừa Sáp được gọi là Makapuno. Makapuno là từ ghép từ hai từ “Maka” có nghĩa là “hầu như” và “Puno” có nghĩa là “đầy” để chỉ một giống dừa chứa rất ít nước hoặc không có nước mà chỉ là một chất sền sệt, có màu trắng trong. Theo Gonzales, 1914 dừa Sáp được phát hiện đầu tiên ở một số tỉnh như Laguna, Tayabas (nay còn gọi là tỉnh Quezon), quần đảo Visayan và một số đảo của Dutch East Indies. Năm 1937, Torres đã thấy sự xuất hiện của một số cây dừa Sáp trẻ ở các tỉnh như Batangas, Cavite, Pangasinan ở quần đảo Visayan và Davao. Điều này cho thấy, một số nông dân đã nhận biết sự di truyền của các đặc điểm hình thái của giống dừa Sáp (Dolores et al, 1998).
Dừa Sáp được phát hiện tại vùng Sumenep Madura, Đông Java, trung tâm Java và Lampung. Giống dừa Sáp phổ biến là thuộc nhóm dừa cao, với tỷ lệ quả Sáp rất thấp đạt từ 1 – 3 trái/buồng, hoặc thường xuyên không có quả Sáp. Ngoài ra, Viện nghiên cứu dầu cọ của Indonesia đã phát hiện ra giống dừa Sáp lùn (Ismail et al, 2013)
Theo thông tin truyền miệng, giống dừa Sáp ở Cầu Kè có nguồn gốc từ Campuchia, do một vị Cả chùa, người Kh’mer tên là Thạch Sô mang về, trồng trong khuôn viên chùa Chợ (còn được gọi là chùa Pa Tung Sa Ku), tọa lạc tại xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè và được nhân giống trồng cho đến nay. Lúc bấy giờ, dừa Sáp chưa được chú ý trong cộng đồng, thỉnh thoảng những người mua bán dừa gặp những quả sáp, do quan niệm rằng quả sáp là dừa “trăng ăn” nên ai bắt gặp là điều không may mắn vì bị thất thu (Võ Văn Long, 2007). Đến năm 1984, dừa Sáp được Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu sưu tập, bảo tồn trong vườn tập đoàn giống dừa tại Trung tâm dừa Đồng Gò và được IPGRI định danh, đưa vào danh mục các giống dừa bảo tồn của thế giới. Tiếp theo, những kết quả nghiên cứu về dừa Sáp trên thế giới đã được công bố. Từ đó, việc quan tâm đầu tư nghiên cứu của Nhà nước và nhận thức của người trồng dừa Sáp càng được nâng cao. Ngày nay, dừa Sáp trở thành đặc sản của quê hương Cầu Kè - Trà Vinh và được xem là một trong những giống dừa có giá trị kinh tế cao của Việt Nam.
                               Dày Bitis hunter
Dày Bitis hunter

Dày Bitis hunter 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

CÁCH XỬ LÝ TUYẾN TRÙNG RỄ BƯỞI DA XANH BẰNG NIZMIT 400SC

  CÁCH XỬ LÝ TUYẾN TRÙNG RỄ BƯỞI DA XANH BẰNG NIZMIT 400SC   Tuyến trùng là gì? Tuyến trùng là một loại vi sinh vật kí sinh trong rễ cây vì ...