Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

Dừa Sáp Trà Vinh

Dừa Sáp Trà Vinh
Giới thiệu sơ lược về Dừa Sáp cụ thể nhất cho các bạn nhìn một cách khách quan nhất
Tôi biết các bạn cũng khá tò mò và có những câu hỏi. Dừa sáp tai sao chỉ có ở Trà Vinh, các tỉnh khác không có nó có nguồn gốc từ đâu  tên khoa học của nó là gì và bài viết ở đây sẻ một phần nào cho các bạn những giải đáp nhé!
c
Vườn Dừa Sáp trồng bằng phương phái nuôi cấy phôi

Nhân giống sáp truyền thống
 Dừa Sáp được gọi là Makapuno. Makapuno là từ ghép từ hai từ “Maka” có nghĩa là “hầu như” và “Puno” có nghĩa là “đầy” để chỉ một giống dừa chứa rất ít nước hoặc không có nước mà chỉ là một chất sền sệt, có màu trắng trong. Theo Gonzales, 1914 dừa Sáp được phát hiện đầu tiên ở một số tỉnh như Laguna, Tayabas (nay còn gọi là tỉnh Quezon), quần đảo Visayan và một số đảo của Dutch East Indies của Philippines. Theo bà con nông dân, giống dừa Sáp ở Cầu Kè có nguồn gốc từ Campuchia, do một vị Cả chùa, người Kh’mer tên là Thạch Sô mang về, trồng trong khuôn viên chùa Chợ (còn được gọi là chùa Pa Tung Sa Ku), tọa lạc tại xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè và được nhân giống trồng cho đến nay. Dừa Sáp đang rất được người trồng ưa chuộng vì có hiệu quả kinh tế rất cao: một quả đặc ruột được bán với giá 80.000-140.000 đ ngay tại vườn. Đây là cây trồng thích hợp cho ngành dịch vụ và du lịch lại có khả năng chịu hạn, chịu mặn, chịu phèn, chịu ngập, kháng bảo tố. Tuy nhiên, Dừa Sáp thuộc giống dừa cao, thụ phấn chéo, là sản phẩm của quá trình đột biến gene do đó trong tự nhiên tỷ lệ sáp trên cây là rất thấp và không ổn định dao động từ 2 - 25%. Vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp nâng cao tỷ lệ trái sáp/quầy là vấn đề cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng công nghệ sinh học mà đặc biệt là công nghệ nuôi cấy phôi trong nhân giống dừa Sáp là giải pháp tối ưu nhất để nâng tỷ lệ sáp trên quày có thể đạt 100% về mặt lý thuyết.

Dừa Sáp nuôi cấy phôi

Tại Phillipine nông dân chủ yếu trồng dừa Sáp từ cây giống được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy phôi với tỷ lệ sáp trên quày luôn ở mức cao từ 70 - 100% và chất lượng sáp không khác biệt so với các phương pháp nhân giống giống khác. Quy trình nhân giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi trong môi trường invitro được xuất bản lần đầu tiên ở Albay, Philippines, 1997 bởi P.A Batugal và Engelmann. Quy trình này được xem là quy trình nền cho lĩnh vực nghiên cứu phôi trên thế giới. Tại Việt Nam, từ năm 2003 – 2005, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã thực hiện dự án nhân giống dừa sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi nhưng tỷ lệ thành công thấp (tỷ lệ cây con NCP xuất vườn chỉ đạt ≤ 20%, giá thành cây con quá cao, chưa xây dựng được vườn giống bố mẹ dừa Sáp. Trường Đại học Trà Vinh là cơ sở khoa học đầu tàu của tỉnh Trà Vinh trong lĩnh vực nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu quy trình nhân giống dừa Sáp bằng phương pháp nuôi cấy phôi với tỷ lệ thành công cao nhằm giúp giảm giá thành cây giống và nâng cao tỷ lệ trái sáp/quầy phục vụ cho việc phát triển kinh tế địa phương và làm chủ công nghệ trên quê hương dừa Sáp là việc làm cần thiết nhất. Bài còn nhiều lắm mời các bạn đọc xem phần tiếp theo nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

CÁCH XỬ LÝ TUYẾN TRÙNG RỄ BƯỞI DA XANH BẰNG NIZMIT 400SC

  CÁCH XỬ LÝ TUYẾN TRÙNG RỄ BƯỞI DA XANH BẰNG NIZMIT 400SC   Tuyến trùng là gì? Tuyến trùng là một loại vi sinh vật kí sinh trong rễ cây vì ...