Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

Đặc Điểm Kiểu Hình Và Đặc Điểm Sinh Học Cây Dừa Sáp

a.Đặc điểm kiểu hình về thân, lá, quả
Dừa Sáp lần đầu tiên được tác giả Gonzalez mô tả chi tiết vào năm 1914. Ông mô tả cơm dừa Sáp đặc, xốp và mềm khác với cơm dừa của quả dừa bình thường rất giòn và cứng.
          Đặc điểm hình thái bên ngoài của dừa Sáp như hình dạng cây, thân, lá, màu sắc và kích thước quả không khác biệt so với dừa thường. Tuy nhiên, cách phân biệt duy nhất là lắc quả ở độ tuổi 10 tháng tuổi, với các tiếng nước bên trong như sau: quả dừa thường thì tiếng lắc nước trong trẻo trong khi đó thì lắc nước hơi đục hoặc không nghe tiếng lắc nước (Dolores et al, 1998). Năm 1931, Adriano và Manahan đã phân loại dừa Sáp thành 3 kiểu tiêu biểu (Dolores et al, 1998):
Kiểu A: phần nước dừa hơi sền sệt, phần cơm dừa có cấu trúc giống như cơm nhão và độ dày của cơm dừa Sáp kiểu A giống như dừa thường.
Kiểu B: phần nước dừa rất sệt, trắng trong, phần cơm dừa dày hơn cơm dừa của quả dừa thường có hai lớp rõ rệt, lớp cơm dừa tiếp giáp với phần gáo dừa có cấu trúc giống như cơm nhão và lớp cơm dừa bên trong giáp với phần nước dừa bồng lên như bông.
Kiểu C: Phần nước dừa hầu như không còn và nó được thay thế bằng cơm dừa đặc, xốp và có dầu.
          Đặc điểm về hình thái quả cho thấy kích thước quả giống dừa Sáp cao từ trung bình đến lớn, kích thước quả của giống dừa Sáp lùn từ nhỏ đến trung bình; màu sắc quả có sự khác biệt giữa, điều này nguyên nhân là do quá trình lai tạo tự nhiên giữa các giống dừa Sáp lùn x dừa Sáp lùn hoặc giữa dừa Sáp lùn x dừa Sáp cao. Đặc điểm về sinh trưởng như giống dừa Sáp lùn có khả năng cho quả sớm chỉ sau 3-4 năm trồng, giống dừa Sáp cao thì cho quả sau 6 – 8 năm trồng. Đặc điểm các kiểu cơm đặc tương tự như dừa Sáp cao: đặc ít, đặc trung bình, đặc đầy quả. Tỷ lệ quả sáp đối với giống dừa Sáp cao là <25%, trong khi đối với giống dừa Sáp lùn thì tỷ lệ đạt 20 – 40% (Ismail et al, 2013).
Theo Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu, cho thấy khi quan sát các đặc điểm hình thái bên ngoài về tán lá, lá, thân, quả thì không có sự khác biệt giữa cây dừa Sáp và cây dừa thường. Ngoài ra, cũng có một số ý kiến của những bậc lão nông (trong số những người trồng dừa Sáp lâu năm) cho rằng thông qua màu sắc, độ bóng và cách sắp xếp của tàu lá có thể xác định được cây dừa Sáp. Theo nhận định trên, những cây dừa mang quả sáp có lá chét nhỏ hơn, nhiều hơn và láng hơn, cũng như việc sắp xếp của lá trên cây cũng khít hơn so với cây dừa thường (Nguyễn Thị Thủy, 2008). Tuy nhiên, kết quả kiểm chứng thông qua kinh nghiệm để nhận dạng cây dừa Sáp không hoàn toàn chính xác, mà chỉ theo cảm quan của người nhận dạng đã biết trước được cây dừa đó mang quả sáp chứ không phải nhờ vào những đặc điểm chỉ thị để nhận dạng như đã nêu.

Phương pháp xác định quả sáp: không thể phân biệt được quả dừa sáp và quả dừa thường qua đặc điểm ngoại hình của quả. Cách duy nhất để phân biệt quả dừa sáp và quả dừa thường là lắc quả dừa khi quả chín (≥ 11 tháng tuổi). Do đó không thể phân biệt và xác định được quả dừa sáp khi còn non (chưa chín, <11 tháng tuổi) . Khi lắc quả chín (≥ 11 tháng tuổi), lắng nghe tiếng nước di chuyển bên trong quả để xác định: quả dừa sáp thì nghe tiếng đục và nặng, trong khi quả thường thì nghe âm thanh róc rách và trong. Tuy nhiên, việc lắc quả có độ chính xác tương đối, phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người lắc. Đôi khi, những người kinh doanh dừa sáp chuyên nghiệp và lâu năm cũng nhầm lẫn do quả được thu sớm, không đúng tuổi hoặc tùy thuộc vào mùa (Nguyễn Thị Thủy, 2008).
Theo nhận xét của các bậc lão nông về nhóm màu sắc của quả, theo đó, màu sắc quả sáp ở Cầu Kè chủ yếu là màu xanh, những năm về sau do quá trình lai tạo tự nhiên trong quần thể dừa Sáp xuất hiện thêm những cây màu nâu và kích thước quả cũng được nhận định theo hai nhóm chính là quả to và quả trung bình (Nguyễn Thị Thủy, 2008).
 Theo Ngô Thị Kiều Dương và ctv, (2012), Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã tiến hành khảo sát, mô tả giống dừa Sáp tại ấp Chông Nô 1, Chông Nô 2 và thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh và phân loại theo phương pháp chuẩn hóa của Viện tài nguyên di truyền quốc tế (IPGRI) cho thấy: mô tả bằng cách quan sát hình dạng quả, hình dạng cây, tán lá, độ đặc ruột của cơm dừa sáp của tất cả các cây dừa trong quần thể dừa Sáp; thu thập các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của 80 cây dừa của quần thể dừa Sáp, đồng thời so sánh với những giá trị của các chỉ tiêu được thu thập trên cây dừa thường ở cùng địa phương. Qua phương pháp mô tả trên, cho thấy không có sự khác biệt giữa dừa Sáp và dừa thường. Kết quả khảo sát phù hợp với kết quả điều tra thực tế theo kinh nghiệm dân gian. 

Dựa trên các chỉ tiêu thu thập được có thể phân dừa Sáp Cầu Kè theo 3 nhóm chính như sau:
- Nhóm I (quả tròn, trung bình, màu xanh), giống như giống dừa Dâu xanh nên dân địa phương gọi là Sáp Dâu.
- Nhóm II (quả to, có 3 cạnh, màu xanh), giống như dừa Ta xanh nên dân địa phương gọi là dừa Sáp Ta.
- Nhóm III (quả to, tròn, màu nâu).
Tùy thuộc vào từng nhóm khác nhau mà độ đặc của qủa dừa Sáp cũng khác nhau. Dừa Sáp Cầu Kè-Trà Vinh được phân theo 2 kiểu A và B:
- Kiểu A: Dừa Sáp nhóm II và III thuộc kiểu này, phần nước dừa hơi sền sệt, phần cơm dừa có cấu trúc giống như cơm nhão và độ dày của cơm dừa Sáp bằng dừa thường.
- Kiểu B: Dừa Sáp nhóm I thuộc kiểu này, phần nước dừa rất sệt, trắng trong, phần cơm dừa dày hơn cơm dừa của quả dừa thường, lớp cơm dừa tiếp giáp với phần gáo dừa có cấu trúc giống như cơm nhão và lớp cơm dừa bên trong giáp với phần nước dừa bồng lên như bông.
Bảng 1: Tổng hợp các tính trạng đặc trưng của 3 nhóm giống dừa Sáp
Đặc điểm hình thái
Nhóm I
Nhóm II
Nhóm III
Kích thước quả
Trung bình
To
To
Hình dạng quả
Tròn
Có 3 cạnh rõ
Tròn
Màu sắc vỏ quả khi còn tươi
Xanh
Xanh
Nâu
Kiểu đặc ruột của cơm dừa khô
B
A
A
Nguồn: Ngô Thị Kiều Dương và ctv, (2012)
b. Đặc điểm sinh học hoa tự của giống dừa Sáp
Theo Zuziga, 1953 cho thấy không có sự khác biệt về đặc điểm về kích thước và hình dạng của phát hoa, hoa đực và hoa cái của dừa Sáp so với giống dừa cao Laguna như sau:
- Sự nở hoa: Tương tự như dừa thường, hoa đực nở khi bông mo bắt đầu nở ra, mo dừa bắt đầu nở khi đầu mo dừa có vết nứt và cụm hoa đực bắt đầu nở ra, vết mở của mo tiếp tục kéo dài xuống cuống phát hoa (Dolores et al, 1998).
- Sự thụ phấn: cả dừa Sáp và dừa thường đều có 2 kiểu thụ phấn: tự thụ phấn và thụ phấn chéo. Sự tự thụ phấn nghĩa là sự thụ phấn của hoa đực và hoa cái trên cùng phát hoa hoặc là hoa đực và hoa cái của các phát hoa khác nhau trên cùng một cây. Sự thụ phấn chéo là sự thụ phấn giữa hoa đực và hoa cái giữa các cây khác nhau nhờ gió hoặc côn trùng. Theo Zufiliga, 1951 nhận thấy tác nhân chính trong việc thụ phấn chéo ở cây dừa là con ong (Dolores et al, 1998).
Theo Võ Văn Long, (2007) giống dừa Sáp có 02 kiểu thụ phấn chính: tự thụ phấn và thụ phấn chéo. Tùy từng đặc điểm của từng nhóm giống dừa Sáp mà có kiểu thụ phấn khác nhau như nhóm I và III có kiểu tự thụ phấn bán trực tiếp, trong nhóm II có kiểu thụ phấn chéo hoàn toàn.

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

Tình hình trồng Dừa Sáp ở một số nước trên Thế giới và Việt Nam

Tình hình trồng dừa Sáp ở một số nước trên thế giới và Việt Nam
Dừa Sáp

Dừa là một trong các loại cây lấy dầu quan trọng nhất thế giới phân bố rộng rãi từ vĩ độ 20 Bắc xuống tận vĩ độ 20 Nam của đường xích đạo với tổng diện tích 12,06 triệu ha được trồng tại 93 quốc gia, trong đó các quốc gia thuộc Hiệp hội dừa Châu Á - Thái Bình Dương (APCC) chiếm tới 10,62 triệu ha (Nguyễn Thị Bích Hồng, 2010). Trong các nước Châu Á, Thái Bình Dương, Indonesia là nước có diện tích dừa 3,799 triệu ha và sản lượng dừa 3,247 triệu tấn lớn nhất, kế đến là Philippines diện tích 3,56 triệu ha, sản lượng 3,03 triệu tấn. Việt Nam đứng hang thứ 6 với diện tích khoảng 155.000 ha (Romulo N. Arancon, 2013).
Trong 93 nước trồng dừa trên thế giới thì dừa Sáp được trồng ở 9 nước. Ở mỗi nước dừa Sáp có tên gọi khác nhau: Campuchia gọi là Dong Kathi; Ấn Độ gọi là Thairu Thengai; Indonesia gọi là Kelapa Kopyor; Malaysia gọi là Kelapa Kopyor; Papua New Guinea gọi là Moon Makan; Philippines gọi là Makapuno; Sri LanKa gọi là Dikiri Pol; Thái Lan gọi là Maphao Kathi và Việt Nam gọi là dừa Sáp. Trong các nước trên thì Philippines là nước đi đầu trong việc nghiên cứu, phát triển giống và chế biến các sản phẩm từ cơm dừa Sáp (Hengky Novarianto, 2013).
Theo thống kê của Ủy ban dừa Philippines (PCA), năm 2009 diện tích dừa Sáp 577 ha, và hiện nay diện tích này tăng lên rất cao, trong đó phần lớn là giống dừa Sáp cao nuôi cấy phôi (Dolores et al, 1998).
Indonesia có diện tích dừa Sáp là 711,74ha, sản lượng quả dừa Sáp khoảng 1.000 – 1.500 trái/tháng, với giá bán trung bình là 15.000 – 40.000 Rp/quả cao gấp 10 lần so với quả dừa thường. Do vậy, mà thị trường về cây giống và sản phẩm quả vẫn còn tiềm năng phát triển tại Indonesia (Ismail et al, 2013).
Dừa Sáp được gọi là Makapuno. Makapuno là từ ghép từ hai từ “Maka” có nghĩa là “hầu như” và “Puno” có nghĩa là “đầy” để chỉ một giống dừa chứa rất ít nước hoặc không có nước mà chỉ là một chất sền sệt, có màu trắng trong. Theo Gonzales, 1914 dừa Sáp được phát hiện đầu tiên ở một số tỉnh như Laguna, Tayabas (nay còn gọi là tỉnh Quezon), quần đảo Visayan và một số đảo của Dutch East Indies. Năm 1937, Torres đã thấy sự xuất hiện của một số cây dừa Sáp trẻ ở các tỉnh như Batangas, Cavite, Pangasinan ở quần đảo Visayan và Davao. Điều này cho thấy, một số nông dân đã nhận biết sự di truyền của các đặc điểm hình thái của giống dừa Sáp (Dolores et al, 1998).
Dừa Sáp được phát hiện tại vùng Sumenep Madura, Đông Java, trung tâm Java và Lampung. Giống dừa Sáp phổ biến là thuộc nhóm dừa cao, với tỷ lệ quả Sáp rất thấp đạt từ 1 – 3 trái/buồng, hoặc thường xuyên không có quả Sáp. Ngoài ra, Viện nghiên cứu dầu cọ của Indonesia đã phát hiện ra giống dừa Sáp lùn (Ismail et al, 2013)
Theo thông tin truyền miệng, giống dừa Sáp ở Cầu Kè có nguồn gốc từ Campuchia, do một vị Cả chùa, người Kh’mer tên là Thạch Sô mang về, trồng trong khuôn viên chùa Chợ (còn được gọi là chùa Pa Tung Sa Ku), tọa lạc tại xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè và được nhân giống trồng cho đến nay. Lúc bấy giờ, dừa Sáp chưa được chú ý trong cộng đồng, thỉnh thoảng những người mua bán dừa gặp những quả sáp, do quan niệm rằng quả sáp là dừa “trăng ăn” nên ai bắt gặp là điều không may mắn vì bị thất thu (Võ Văn Long, 2007). Đến năm 1984, dừa Sáp được Viện nghiên cứu Dầu và Cây có dầu sưu tập, bảo tồn trong vườn tập đoàn giống dừa tại Trung tâm dừa Đồng Gò và được IPGRI định danh, đưa vào danh mục các giống dừa bảo tồn của thế giới. Tiếp theo, những kết quả nghiên cứu về dừa Sáp trên thế giới đã được công bố. Từ đó, việc quan tâm đầu tư nghiên cứu của Nhà nước và nhận thức của người trồng dừa Sáp càng được nâng cao. Ngày nay, dừa Sáp trở thành đặc sản của quê hương Cầu Kè - Trà Vinh và được xem là một trong những giống dừa có giá trị kinh tế cao của Việt Nam.
                               Dày Bitis hunter
Dày Bitis hunter

Dày Bitis hunter 


Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2019

Dừa Sáp Trà Vinh

Dừa Sáp Trà Vinh
Giới thiệu sơ lược về Dừa Sáp cụ thể nhất cho các bạn nhìn một cách khách quan nhất
Tôi biết các bạn cũng khá tò mò và có những câu hỏi. Dừa sáp tai sao chỉ có ở Trà Vinh, các tỉnh khác không có nó có nguồn gốc từ đâu  tên khoa học của nó là gì và bài viết ở đây sẻ một phần nào cho các bạn những giải đáp nhé!
c
Vườn Dừa Sáp trồng bằng phương phái nuôi cấy phôi

Nhân giống sáp truyền thống
 Dừa Sáp được gọi là Makapuno. Makapuno là từ ghép từ hai từ “Maka” có nghĩa là “hầu như” và “Puno” có nghĩa là “đầy” để chỉ một giống dừa chứa rất ít nước hoặc không có nước mà chỉ là một chất sền sệt, có màu trắng trong. Theo Gonzales, 1914 dừa Sáp được phát hiện đầu tiên ở một số tỉnh như Laguna, Tayabas (nay còn gọi là tỉnh Quezon), quần đảo Visayan và một số đảo của Dutch East Indies của Philippines. Theo bà con nông dân, giống dừa Sáp ở Cầu Kè có nguồn gốc từ Campuchia, do một vị Cả chùa, người Kh’mer tên là Thạch Sô mang về, trồng trong khuôn viên chùa Chợ (còn được gọi là chùa Pa Tung Sa Ku), tọa lạc tại xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè và được nhân giống trồng cho đến nay. Dừa Sáp đang rất được người trồng ưa chuộng vì có hiệu quả kinh tế rất cao: một quả đặc ruột được bán với giá 80.000-140.000 đ ngay tại vườn. Đây là cây trồng thích hợp cho ngành dịch vụ và du lịch lại có khả năng chịu hạn, chịu mặn, chịu phèn, chịu ngập, kháng bảo tố. Tuy nhiên, Dừa Sáp thuộc giống dừa cao, thụ phấn chéo, là sản phẩm của quá trình đột biến gene do đó trong tự nhiên tỷ lệ sáp trên cây là rất thấp và không ổn định dao động từ 2 - 25%. Vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp nâng cao tỷ lệ trái sáp/quầy là vấn đề cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay. Ứng dụng công nghệ sinh học mà đặc biệt là công nghệ nuôi cấy phôi trong nhân giống dừa Sáp là giải pháp tối ưu nhất để nâng tỷ lệ sáp trên quày có thể đạt 100% về mặt lý thuyết.

CÁCH XỬ LÝ TUYẾN TRÙNG RỄ BƯỞI DA XANH BẰNG NIZMIT 400SC

  CÁCH XỬ LÝ TUYẾN TRÙNG RỄ BƯỞI DA XANH BẰNG NIZMIT 400SC   Tuyến trùng là gì? Tuyến trùng là một loại vi sinh vật kí sinh trong rễ cây vì ...